Tầm soát và chẩn đoán sớm bệnh mạch vành
Sau khi về Việt Nam, Ốc Thanh Vân xác nhận góp mặt trong Căn phòng câm lặng tại sân khấu kịch Hồng Vân. Vở diễn còn có sự tham gia của dàn nghệ sĩ như NSND Hồng Vân, nghệ sĩ Hoàng Sơn, nghệ sĩ Đinh Mạnh Phúc cùng dàn diễn viên trẻ. Trong tác phẩm, Ốc Thanh Vân vào vai Ngọc, mắc căn bệnh mất trí nhớ tạm thời, chỉ có thể lưu giữ ký ức trong một ngày. Điều kỳ lạ là Ngọc luôn bị ám ảnh về một vụ tai nạn thảm khốc với hình ảnh cô gái không mắt mũi lượn lờ trong căn biệt thự. Đến khi Quý (Khôi Nguyên thủ vai) xuất hiện, những bí mật kinh hoàng được giấu kín bấy lâu dần hé lộ. Căn phòng câm lặng đánh dấu cột mốc quay lại với sân khấu kịch dịp tết của Ốc Thanh Vân, cũng là dịp nữ nghệ sĩ hội ngộ với đàn chị Hồng Vân. Từ khi trở về Việt Nam, diễn viên 8X đã tất bật tập luyện để chuẩn bị cho màn tái xuất này. Cô chia sẻ: “Sân khấu kịch Hồng Vân là mái nhà thứ hai, nơi tôi gắn bó thời gian dài, tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Dù đi đâu thì tôi luôn hướng về, vì đó là cái nghiệp của mình khi đã quá yêu sân khấu”. Ốc Thanh Vân hài hước nói “về đến quê nhà tôi như sống lại” dù trước đó “đuối sức toàn tập”. Tại Việt Nam, nữ diễn viên nhận được sự hỗ trợ của mọi người nên có thể yên tâm tập trung cho công việc ở sân khấu. “Tôi đã luyện tập cho não bộ của mình có khả năng thích nghi và làm việc tách biệt. Khi ở trên sân khấu kịch, tôi chỉ biết việc mình đang làm là nhân vật và vở diễn thôi. Rời khỏi đó, tôi mới làm việc khác. Cái đầu tôi những ngày vừa qua chia làm 3, 4 ngăn. Nhưng ngăn lớn nhất, chính là sân khấu. May mắn là tôi có trí nhớ tốt, nên thuộc thoại nhanh, tập kịch tôi dùng "trí nhớ dài hạn", bởi một vở diễn cần thời gian để diễn viên cảm nhận, thêm thời gian hoàn thiện sau khi công diễn, còn các việc khác tôi dùng "trí nhớ tạm thời", xong việc là xả ra cho nhẹ đầu”, nữ diễn viên bộc bạch. Vừa mới về Việt Nam, Ốc Thanh Vân không tránh khỏi tình trạng “jetlag”. Cô chia sẻ: “Lệch 4 tiếng giữa Melbourne và Việt Nam không phải là vấn đề, thậm chí là lệch nhiều hơn vẫn lướt qua được, nhưng đó là đi du lịch. Vì mình có thể ngủ trên xe, đến nơi hăm hở đi khám phá nên không thấy quá khác biệt. Nhưng khi sống một thời gian, cơ thể đã quen nhịp đó. Mấy ngày đầu, tôi tập kịch cùng mọi người đến 22 giờ là ngáp, nước mắt chảy ròng”. Khi được hỏi về lý do gắn bó với sân khấu dù cát sê không quá cao, Ốc Thanh Vân nói nhờ nơi này, cô được khán giả yêu mến, có thêm nhiều cơ hội hoạt động ở lĩnh vực khác như phim ảnh, lồng tiếng, MC hay kể cả công việc kinh doanh và dạy yoga. Người đẹp nêu quan điểm: “Tiền có thể kiếm bằng nhiều cách, nhưng cái ơn, cái gốc thì cả đời phải nhớ”.Về câu chuyện cát sê, Ốc Thanh Vân nói cô thường hay quên phong bì cát sê khi diễn ở sân khấu. Thỉnh thoảng khi mở túi ra, nữ diễn viên mới “phát hiện” tiền lương của mình vẫn chưa được dùng. “Thật sự tôi không đến sân khấu vì cát sê bởi nếu chỉ diễn kịch sẽ không đủ chi phí cho gia đình lớn. Ngày xưa, khi sân khấu kịch ở thời hoàng kim, có thời điểm Người vợ ma diễn kịch đủ 7 ngày trong tuần, cuối tuần mỗi ngày 2 - 3 suất, chưa kể đi lưu diễn tỉnh. Cát sê cũng đủ để tích lũy. Còn mùa tết này, ăn ngủ ở sân khấu, tôi cũng đủ tiền lì xì cho cả nhà, vừa về là có việc để làm đã cảm thấy vui”, Ốc Thanh Vân bộc bạch.Apple khai sinh thành viên mới trong dòng iPhone 17
Thanh quản: Gấp 3,5 lần
Tài sản tăng nhanh trong hàng ngũ 'tiểu triệu phú' ở Mỹ
Trưa 17.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án giết người liên quan đến mâu thuẫn giữa những người hàng xóm vì nuôi chó, để chó phóng uế bừa bãi.HĐXX tuyên phạt Trương Văn Hùng (34 tuổi, ngụ 67 Đoàn Thị Điểm, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) 10 năm tù về tội giết người.Theo cáo trạng, tối 8.7.2024, Hùng cùng ông Lê Lộc (trú K104/61B đường Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) và một số hàng xóm của ông Lộc ăn nhậu trước nhà ông Lộc.Lúc này, giữa ông Lê Hữu Thơ (57 tuổi) và ông Nguyễn Bảy (61 tuổi) là hàng xóm ở gần đó cãi nhau về việc chó nhà ông Bảy phóng uế trước nhà ông Thơ.Một số người rời bàn nhậu đến can ngăn, trong đó Hùng vốn có mâu thuẫn trước trước với cha con nhà ông Thơ nên đến bênh vực ông Bảy.Con ông Thơ là Lê Trọng Khánh cầm dao từ trong nhà để bảo vệ cha thì bị Hùng chỉ vào mặt và thách thức Khánh: "Mi có ngon xuống đây, ta đâm mi luôn". Thấy Khánh cầm dao, Hùng quay lại bàn nhậu lấy 1 con dao và tiếp tục thách thức.Sau đó, Hùng xông vào trước nhưng bị vướng xe máy; ông Lộc thấy thế can ngăn, kéo Hùng ra. Lúc này, ông Thơ thấy con trai bị dọa nên dùng tay đánh Hùng. Hùng cầm dao đâm 2 nhát trúng ngực ông Thơ.Ông Thơ đấm trả vào miệng Hùng rồi gục tại chỗ, được người dân đưa đi cấp cứu. Hậu quả ông Thơ bị thủng ngực, gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi…Theo HĐXX, việc Hùng dùng dao đâm vào ngực là vùng hiểm yếu của cơ thể ông Thơ, có khả năng gây chết người, ông Thơ không chết là nhờ cứu chữa kịp thời nhưng vẫn cấu thành tội giết người.
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Top 10 kem dưỡng ẩm cho da nhạy cảm không gây kích ứng được tìm mua nhiều
Ngày 26.1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Liên đoàn Lao động Việt Nam, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã đến thăm hỏi, tặng quà cho người dân huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa).Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Thanh Hóa trong năm 2024, khi là một trong những tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước.Bước sang năm 2025, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ để cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, hùng cường, người dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.Trước mắt là dịp tết Nguyên đán, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa chăm lo Tết cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, các gia đình, chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với tinh thần không để hộ nào không được đón Tết. Đồng thời, quan tâm đến đời sống công nhân các khu công nghiệp, bố trí đi thăm hỏi, động viên các công nhân đang thi công trên công trường để cổ vũ thi đua lao động sản xuất đầu năm.Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề lớn mà tỉnh Thanh Hóa cần quyết liệt thực hiện trong năm 2025 và thời gian tiếp theo, đó là thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy; tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát; xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở cho người thu nhập thấp...Trước đó, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (H.Thọ Xuân, Thanh Hóa), để tưởng nhớ công lao to lớn của Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua triều Lê và danh thần, nghĩa sĩ từng tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.Báo cáo với Thủ tướng và đoàn công tác, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết dịp tết Nguyên đán 2025, tỉnh Thanh Hóa đã chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 1 và tháng 2.2025 cho hơn 64.000 người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, với tổng kinh phí hơn 420 tỉ đồng; chi trả trợ cấp xã hội tháng 1.2025 cho 187.494 đối tượng và hộ gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí hơn 142 tỉ đồng; chăm sóc, điều trị, bảo đảm tốt các chế độ, chính sách và tổ chức các hoạt động vui Tết, đón xuân cho hơn 2.000 đối tượng đang được chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tại các cơ sở trợ giúp xã hội, điều dưỡng người có công với cách mạng, cai nghiện ma túy công lập trên địa bàn tỉnh.Các cấp, các ngành trong tỉnh đã bố trí ngân sách và huy động nguồn xã hội hóa với tổng số tiền và hàng hóa trị giá 375,192 tỷ đồng để trao tặng cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn... Tính đến hết năm 2024, đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được hơn 4.200 căn nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở, góp phần tạo dựng "mái ấm" an toàn, yên vui cho người dân trong dịp Tết.